Có thể dễ dàng nhận ra “Đêm thấy ta là thác đổ” là ca khúc có sự xê dịch rất lớn về không - thời gian kéo theo đó là những tâm trạng khác nhau. Người nghe được phiêu theo những thời điểm, những khung cảnh không giống nhau, nơi người tình lãng du mang tên Trịnh Công Sơn đã đi qua đồng thời được đồng cảm với từng cung bậc cảm xúc của người nhạc sĩ.
Từ rất lâu rồi tôi thích nghe nhạc Trịnh. Điều khiến tôi thích ca từ của Trịnh Công Sơn không gì khác là khả năng chuyển tải khát vọng sống mãnh liệt hết mình, yêu đời và yêu người bằng cả niềm tin tuyệt vọng. Con người trong nhạc Trịnh thường gắn với hai chủ đề: thân phận và tình yêu như có lần Trịnh từng giãi bày:“Thân phận thì hữu hạn còn tình yêu thì vô hạn…”. Tính hữu hạn của thân phận chất chứa trong những khúc ca của Trịnh như những lời tâm sự. “Đêm thấy ta là thác đổ” là một nỗi niềm của người nghệ sĩ về nỗi buồn, sự cô đơn của thân phận, kiếp người và chứa cả tâm sự lạc loài của kẻ bị bỏ rơi trong tình yêu.
Có thể dễ dàng nhận ra “Đêm thấy ta là thác đổ” là ca khúc có sự xê dịch rất lớn về không - thời gian kéo theo đó là những tâm trạng khác nhau. Người nghe được phiêu theo những thời điểm, những khung cảnh không giống nhau, nơi người tình lãng du mang tên Trịnh Công Sơn đã đi qua đồng thời được đồng cảm với từng cung bậc cảm xúc của người nhạc sĩ.
Những ca khúc chủ đề "Đêm" | |
Thời điểm ấy có thể là một hôm, một đêm, nhiều đêm, ngày xuân, mùa xuân…gắn với khung cảnh của gác nhỏ, phố nọ, thành phố lạ, giữa chợ, vườn khuya, vườn xưa,…Trịnh cũng giống như bao nghệ sĩ khác là người đi theo “chủ nghĩa xê dịch”, với một thân thể phiêu bồng lãng tử. Tuy nhiên sự xê dịch về không - thời gian đó chỉ là cái cớ để người nghệ sĩ bộc bạch tâm tư.
Không chỉ là nỗi nhớ, niềm vui, sự cô đơn mà nhiều khi chính Trịnh muốn bày tỏ về quan niệm sống. Đó là nỗi nhớ tưởng như đã vùi sâu trong quên lãng về một đóa hoa khi bước chân về gác nhỏ:
Một đêm bước chân về gác nhỏchợt nhớ đóa hoa Tường Vibàn tay ngắt hoa từ phố nọgiờ đây đã quên vườn xưa
Đó cũng là nỗi nhớ khi về lại phố cũ nhưng là nỗi nhớ tinh khôi của trẻ thơ.
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhàtừ những phố xưa tôi về
Đó là niềm vui chân thành như của con trẻ.
Một hôm bước chân về giữa chợchợt thấy vui như trẻ thơ
Nhiều khi là nỗi cô đơn của một con người đã tự ý thức được thân phận, khi đối diện với chính mình, nghe âm vang tiếng lòng.
Nhiều đêm thấy ta là thác đổtỉnh ra có khi còn nghe
Đó là cảm nhận thời gian trôi qua rất nhanh (Ngày xuân) kéo theo tuổi trẻ đời người (mùa xuân)cũng hết.
Ngày xuân bước chân người rất nhẹmùa xuân đã qua bao giờ
Nhiều khi là những suy nghĩ về lối sống khi nhìn nhận về cái chết.
Nhiều khi thấy trăm ngàn nấm mộtôi nghĩ quanh đây hồ như…
Với Trịnh, mỗi ca khúc là một khúc tự ru cuộc đời anh,
anh như cố tìm trong những thanh âm sự thanh thản
Những so sánh độc đáo của Trịnh khi bộc lộ về tâm trạng, lối sống đã đưa người nghe vào một không gian âm nhạc lẫn cảm xúc tinh khôi, lắng đọng và chất đầy suy tư, ám ảnh. Tất cả vẽ lên bức chân dung tinh thần Trịnh Công Sơn vô cùng sống động và phong phú: Một nghệ sĩ lãng du đa tình đa đoan.
Những ca khúc khác của Trịnh Công Sơn trên Nhacvietplus | |
Con người đó sống phiêu dạt nay đây mai đó mở ra những tuyên ngôn sống đặc biệt về đời mình. Trịnh Công Sơn trước hết là một người nghệ sĩ ưa lối sống tự do, phóng túng. Đây là một ý mượn trong bài thơ nổi tiếng “Lá cỏ” của W. Wiltman ca ngợi sức sống mãnh liệt, diệu kì và lối sống tự do của con người.
Đời ta có khi là lá cỏngồi hát ca rất tự do
Là một con người ý thức được kiếp người mong manh, nhỏ bé trước thời gian cho thấy thân phận ngắn ngủi.
Đời ta có khi là đốm lửamột hôm nhuốm trong vườn khuya
Là sự sống của mình quá vô nghĩa so với thời gian.
Đời ta hết mang điều mới lạtôi đã sống rất ơ hờ
Tuy nhiên phần nhỏ trong ca khúc chỉ hé mở một phần nỗi cô đơn mênh mang trong Trịnh. Phần còn lại của lời ca cho thấy một thân phận lạc loài, bơ vơ trong tình yêu. Vết thương về những mối tình đi qua để lại trong lòng người những hụt hẫng không thể lấp đầy. Nhiều khi ông khép lòng vì nỗi ám ảnh mang vết thương tình yêu...
Lòng tôi có đôi lần khép cửarồi bên vết thương tôi quìvì em đã mang lời khấn nhỏbỏ tôi đứng bên đời kia
Trịnh đã không ít lần mang nỗi đau tình phụ. Có thể coi đó là một ám ảnh lớn trong cuộc đời và sáng tác của ông. Đây cũng là cội nguồn của sự cô đơn. Cô đơn trong nhạc Trịnh không phải do bản thể con người mà do bên ngoài mang đến. Cô đơn do bị phụ rẫy hoặc lo sợ bị phụ rẫy. Đã nhiều lần Trịnh thốt lên qua bài hát khi bị bỏ rơi.
Đây là nỗi hoang vu và sự cô đơn:
Bỏ tôi hoang vu và nhỏ béBỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
(Em đi để lại con đường)
Còn đây là kẻ bị tình phụ nhưng vẫn mải miết…yêu:
Ru em phụ rẫy trong ta…Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ
(Ru em)
Nhưng may thay, Trịnh không bi thương mà coi đó là một phần tất yếu của cuộc đời, là lẽ thường thôi như có lần ông tự an ủi mình: “Cái may ở đời là được yêu và đôi khi cái may ở đời là bị phụ tình”. Trịnh vẫn ham yêu, ham sống lắm!
Nghe “Đêm thấy ta là thác đổ” dù thấy thấm thía nỗi cô đơn không cùng thì nỗi cô đơn ấy cũng trở thành một đóa hoa Trịnh ban tặng cho cuộc sống này. Nghe Trịnh để thấy thấu hiểu và được thấu hiểu vì nhiều khi người nhạc sĩ nói hộ tâm tư cho rất nhiều người. Nghe Trịnh chúng ta được an ủi, đó là an ủi bình yên và vượt lên nỗi buồn cuộc sống. Tôi thích nhạc Trịnh bởi trước hết là lòng khâm phục một nhân cách lớn hiếm thấy ở Trịnh Công Sơn: một con người suốt đời thủy chung với cách mạng, tấm lòng luôn hướng về nhân dân, dân tộc.
No comments:
Post a Comment